Bị mụn cóc làm sao hết luôn là câu hỏi mọi người nghĩ đến đầu tiên khi phát hiện ra mình đã mắc căn bệnh này. Mụn cóc tuy lành tính nhưng lại có khả năng lây lan từ người này sang người khác và lây lan tự thân tức là có khả năng lây lan từ một bộ phận này sang các bộ phận khác trên cơ thể. Mụn cóc ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Vậy khi bị mụn cóc làm sao hết, đáp án sẽ có trong bài viết sau đây
Biểu hiện của mụn cóc
Mụn cóc xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính, đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau. Tùy từng dạng mụn mà có những thương tổn rõ ràng.
- Mụn cóc bàn chân, tổn thương cơ bản là một điểm dầy sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Đây là loại tổn thương thường gặp.
- Mụn cóc thường thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay, thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống.
- Mụn cóc filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%).
- Mụn cóc phẳng tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn.
Dưới đây là những mẹo trị mụn cóc cứng đầu mà cách làm lại cực kỳ đơn giản.
Lá tía tô: Dùng lá tía tô vò nát cho ra nước để bôi thường xuyên hoặc tốt hơn là đắp lên mụn cóc, cố định bằng băng dính. Làm nhiều lần liên tục như vậy, bệnh sẽ khỏi sau vài tuần. Trong nhiều trường hợp, khi “tiêu diệt” được cái mụn cóc “mẹ”, các mụn con cũng tự biến mất.
Đu đủ non: Lấy nhựa quả đu đủ non bôi lên các nốt mụn cóc, làm nhiều lần trong ngày, cho đến khi khỏi.
Tỏi: Giã nát 2 nhánh tỏi để lấy nước nguyên chất. Sau đó, trộn với 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều cho hỗn hợp tan vào nhau. Rửa mặt thật khô. dùng bông gòn thấm vào hỗn hợp thoa đều lên vùng có mụn. Sau đó, dùng tay massage nhẹn nhàng cho dung dịch thấm đều lên da. Để khoảng 10-15 phút sau rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Chuối xanh: Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong vào những nốt mụn cóc, ngày hai lần, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Mụn sẽ bong ra sau khoảng một tuần.
Lá húng quế: Lá húng quế giã nát, đắp lên mụn cóc, đến khi nó khô thì bỏ xuống và thay mới.
Lô hội (Nha đam): Dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quán quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ. Làm liên tục cho đến khi có kết quả.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh mụn cóc sinh dục
Quả Sung: Cách trị mụn cóc bằng nước trái sung tươi. Nước trái cây sung có khả năng trong việc loại bỏ mụn cóc vì nó được coi như các chất chống oxy hóa và kháng virus trong nước. Đồng thời nước trái sung cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do mụn cóc gây ra, làm làn da mịn màng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn thấm đều vài giọt nước trái cây sung tươi vào những nốt mụn cóc trên da. Thực hiện biện pháp này ít nhần 3 lần trên ngày. Và thực hiện liên tiếp trong 2 tuần để đạt được hiệu quả như ý muốn.
Khoai tây mầm: Cách trị mụn cóc bằng mầm khoai tây tươi. Ít ai biết rằng mầm khoai tây lại có khả năng hạn chế được những nốt mụn cóc mất thẩm mỹ đơn giản và hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Bạn cắt mầm hoặc khoai tây tươi rửa sạch. Sau đó, bạn chà xát vào những vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn cóc nhiều lần mỗi ngày. Áp dụng đều đặn, liên tục trong các tuần tiếp theo bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả đạt được.
Nhận xét
Đăng nhận xét